Bút toán khấu trừ thuế GTGT

Trong nghiệp vụ kế toán, bút toán khấu trừ thuế GTGT là một trong những định khoản thường xuyên phát sinh. Tuy nhiên, vẫn rất nhiều kế toán gặp vấn đề với bút khấu trừ thuế GTGT, tài khoản sử dụng, các giao dịch theo hướng dẫn tại Thông tư 200/2014/TT-BTC. Dưới đây là thông tin hướng dẫn bạn không nên bỏ qua.

bút toán khấu trừ thuế GTGT cuối kỳ chi tiết

1. Bút toán khấu trừ thuế GTGT là gì?

Bút toán khấu trừ thuế GTGT là bút toán được sử dụng để thể hiện các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (mua, bán các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, kết chuyển thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào được khấu trừ). 

Tài khoản kế toán chính được sử dụng trong các bút toán này là 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

Tài khoản bút toán 133 có 2 tài khoản phụ là: 

1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ

1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định

2. Hướng dẫn các bút toán khấu trừ thuế GTGT cuối kỳ chi tiết

2.1. Khi mua tài sản cố định, hàng hóa, nguyên vật liệu, nhập qua kho trước khi phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213, 217, 611 (giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)

Có các TK 111, 112, 331,… (tổng giá thanh toán).

2.2. Khi mua công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, dịch vụ đưa vào phục vụ ngay hoạt động sản xuất, hoặc mua hàng hóa bán ngay cho khách hàng không qua kho, ghi:

Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642, 241, 242, 632… (giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có các TK 111, 112, 331,… (tổng giá thanh toán).

2.3. Khi nhập khẩu tài sản cố định, hàng hóa, nguyên vật liệu, nếu thuế GTGT khâu nhập khẩu được khấu trừ, căn cứ số thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312).

Để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, doanh nghiệp phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên. 

Nếu trị giá hàng hóa đã bao gồm thuế GTGT từ 20 triệu đồng trở lên, doanh nghiệp thanh toán 1 phần bằng tiền mặt, 1 phần bằng chuyển khoản thì chỉ được khấu trừ phần thuế GTGT tương ứng với giá trị hàng hóa được thanh toán không dùng tiền mặt.

2.4. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất cả hàng hóa chịu thuế GTGT và hàng hóa không chịu thuế GTGT và không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

a) Khi mua TSCĐ, hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213 (giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào)

Có các TK 111, 112, 331,…

b) Cuối kỳ, căn cứ quy định tại Luật Thuế GTGT, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ. Đối với số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào chi phí, giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 627, 632, 641, 642 – Giá vốn hàng bán, chi phí sản xuất kinh doanh.

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331).

2.5. Trường hợp doanh nghiệp đã mua hàng, tuy nhiên hàng hóa không đạt phẩm chất như cam kết, người bán nhận lại hàng hoặc giảm giá hàng bán, căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho người bán, chứng từ giảm giá hàng bán và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lại người bán hoặc hàng đã mua được giảm giá, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331 (tổng giá thanh toán)

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào của hàng mua trả lại hoặc được giảm giá)

Có các TK 152, 153, 156, 211,… (giá mua chưa có thuế GTGT).

Căn cứ vào quy cách, chất lượng sản phẩm thực tế và cam kết trên hợp đồng, doanh nghiệp thông báo lại cho người bán để 2 bên cùng xác nhận tình trạng của hàng hóa nhận được, sau đó thống nhất phương án hoàn trả hàng hay giảm giá để làm các hồ sơ đi kèm (Biên bản trả hàng, thông báo giảm giá hàng bán, hóa đơn,…)

2.6. Trường hợp doanh nghiệp bị tổn thất tài sản cố định, hàng hóa, nguyên vật liệu do thiên tai, hỏa hoạn và xác định do trách nghiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381) (Khi chưa xác định được người phải bồi thường)

Nợ các TK 111, 334,… (số thu bồi thường đã thu)

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu được tính vào chi phí)

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).

Hồ sơ đi kèm để xác định trách nhiệm bao gồm: Biên bản kiểm kê tài sản, Bản giải trình của người có liên quan, Biên bản họp xử lý bồi thường, Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại. 

Trường hợp không xác định được cá nhân tổ chức chịu trách nhiệm mà tài sản đã mua bảo hiểm và được cơ quan bảo hiểm chi trả thì hồ sơ phải bao gồm các giấy tờ làm việc với bên bảo hiểm.

2.7. Cuối kỳ, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

Số thuế kết chuyển tối đa bằng số thuế đầu ra trong kỳ, số còn lại ghi trên dư nợ của TK 133 để chuyển sang số dư đầu kỳ sau. Nếu sau khi kết chuyển hết số dư nợ trên tài khoản 133 mà số dư có trên tài khoản 3331 vẫn còn thì đó là số thuế GTGT phải nộp trong kỳ của đơn vị.

2.8. Khi được hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,….

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331).

3. Một số lưu ý với kế toán khi hạch toán khấu trừ thuế GTGT

Nghiên cứu kỹ chính sách thuế GTGT để xác định rõ thuế suất của các mặt hàng mua vào, đề nghị người bán điều chỉnh hóa đơn nếu hàng hóa, dịch vụ mua vào sai thuế suất. 

Hạch toán chính xác số thuế GTGT đầu vào trên các chứng từ như hóa đơn GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào, chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu.

Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.

Luôn kiểm tra lại số liệu trước khi kết chuyển số dư của tài khoản 133 để đảm bảo số liệu kê khai thuế GTGT đúng.

Trường hợp TK 133 có số dư bên nợ thì luôn bằng số thuế GTGT đầu vào được kết chuyển sang kỳ sau của tờ khai thuế cùng kỳ. 

Trường hợp TK 133 không có số dư bên nợ thì trong kỳ doanh nghiệp phát sinh số thuế GTGT phải nộp (trừ trường hợp trong kỳ doanh nghiệp không phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh).

Ngoài ra, các bạn kế toán lưu ý kiểm tra kỹ hóa đơn đã được cấp mã của cơ quan thuế hay chưa, doanh nghiệp cấp hóa đơn còn hoạt động hay không?… 

Trên đây là hướng dẫn bút toán khấu trừ thuế GTGT, nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua website: visio.edu.vn hoặc hotline: 0932.55.1661 – 0973.55.1661 để được hỗ Ngoài ra chúng tôi cũng hỗ trợ trả lời thắc mắc của các học viên tại VisioEdu qua kênh fanpage: https://www.facebook.com/visio.edu.vn

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Hướng dẫn cách lập hóa đơn Hướng dẫn lập hóa đơn chiết khấu thương mại-2

    Hướng dẫn cách lập hóa đơn chiết khấu thương mại 

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    24 Th11 2024

    Chiết khấu thương mại là một khoản giảm giá được áp dụng cho khách hàng khi mua hàng hóa hoặc…

    Thanh lý Tài sản cố định thấp hơn giá thị trường thì doanh nghiệp có rủi ro gì

    Thanh lý Tài sản cố định thấp hơn giá thị trường, doanh nghiệp có rủi ro gì?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th11 2024

    Thanh lý tài sản là một trong các chủ đề được rất nhiều kế toán quan tâm. Trong khóa học…

    Điều kiện và thủ tục hoàn Thuế GTGT hàng nhập khẩu

    Điều kiện và thủ tục hoàn Thuế GTGT hàng nhập khẩu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th11 2024

    Hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu là chính sách thuế quan trọng giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhập khẩu,…

    Lịch thi và danh sách thi CPA 2024

    Chính thức công bố lịch thi và danh sách dự thi CPA 2024

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th11 2024

    Hội đồng thi Kiểm toán viên, kế toán viên đã có thông báo chính thức về thời gian, địa điểm…

    Bài cùng tác giả
    Những rủi ro pháp lý trong hợp đồng thương mại-2

    Những rủi ro pháp lý trong hợp đồng thương mại

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    24 Th8 2024

    Hợp đồng thương mại dù là hợp đồng được soạn thảo bằng văn bản hay bằng miệng thì trong quá…

    Khóa học hành nghề thuế chuyên sâu

    Khóa học Hành nghề Thuế chuyên sâu – Đào tạo sâu nhất về Thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    29 Th2 2024

    Để trở thành một người tư vấn Thuế chuyên nghiệp, kế toán cần hiểu biết chuyên sâu về tất cả…

    Vay ngân hàng hoặc vay chủ doanh nghiệp có phải là giao dịch liên kết không?

    Vay ngân hàng hoặc vay chủ doanh nghiệp có phải là giao dịch liên kết không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    30 Th10 2022

    Để xác định khoản vay trong doanh nghiệp có được coi là giao dịch liên kết hay không, trước hết…

    Hóa đơn đầu vào của chi nhánh phụ thuộc-2

    Kê khai hóa đơn đầu vào của chi nhánh phụ thuộc

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    10 Th11 2024

    Hóa đơn đầu vào của chi nhánh phụ thuộc có kê khai giống như hóa đơn bình thường của doanh…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành