Bộ hồ sơ quyết toán thuế bao gồm những gì?

Trong hoạt động kinh doanh, việc lập và nộp hồ sơ quyết toán thuế là một trong những nhiệm vụ quan trọng và phức tạp mà mỗi doanh nghiệp đều phải thực hiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những thành phần cần thiết trong một bộ hồ sơ quyết toán thuế hoàn chỉnh. Việc thiếu sót hay sai sót trong quá trình chuẩn bị hồ sơ có thể dẫn đến các hậu quả không mong muốn, từ việc bị phạt tiền cho đến các vấn đề pháp lý nghiêm trọng. Vậy, bộ hồ sơ quyết toán thuế bao gồm những gì? Bài viết này Visio Edu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các tài liệu và chứng từ cần thiết, từ đó giúp doanh nghiệp của bạn chuẩn bị hồ sơ một cách đầy đủ và chính xác nhất.

Hồ sơ quyết toán Thuế

1. Hồ sơ quyết toán thuế gồm những gì?

Khi có quyết định kiểm tra hồ sơ, chứng từ kế toán thì Các loại hồ sơ quyết toán thuế mà doanh nghiệp, kế toán cần chuẩn bị sẽ bao gồm:

1.1. Hồ sơ doanh nghiệp

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư (nếu có);
  • Các văn bản miễn, giảm thuế (nếu có).
  • Chứng minh thư, hộ chiếu người đại diện pháp luật.
  • Điều lệ công ty;
  • Quy chế tài chính, quy chế lương thưởng của công ty;
  • Đăng ký phương pháp khấu hao TSCĐ với cơ quan thuế;
  • Kết quả đăng ký tài khoản ngân hàng.
  • Các công văn khác liên quan đến cơ quan thuế.

Bao gồm đầy đủ bản chính hoặc là bản photo có công chứng:

1.2. Các chứng từ, hóa đơn

Hồ sơ khai thuế: 

  • Tờ khai thuế giá trị gia tăng;
  • Tờ khai thuế vãng lai, thuế nhà thầu…;
  • Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào bán ra;
  • Thông báo phát hành hóa đơn, Hợp đồng đặt in hóa đơn;
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
  • Báo cáo tài chính;
  • Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
  • Hồ sơ lương, thưởng, phép:

Hồ sơ lương, thưởng và phép theo quy định

  • Hồ sơ của người lao động;
  • Hợp đồng lao động;
  • Các quyết định bổ nhiệm, quyết định tăng lương,…
  • Bảng chấm công;
  • Bảng thanh toán tiền lương;
  • Đăng ký giảm trừ gia cảnh;
  • Bảng cam kết 02/CK-TNCN nếu có
  • Giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN;
  • Bảng đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động;
  • Bảng thông báo bảo hiểm và chứng từ nộp tiền bảo hiểm

Hồ sơ công nợ

  • Hợp đồng kinh tế đầu vào, đầu ra;
  • Phụ lục hợp đồng kinh tế;
  • Biên bản đối chiếu công nợ.

Hồ sơ vay nợ

  • Hợp đồng vay
  • Chứng từ thanh toán nợ gốc, lãi vay…

Chứng từ kế toán

  • Hóa đơn mua vào, bán ra;
  • Tờ khai hải quan, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước;
  • Phiếu thu, Phiếu chi;
  • Phiếu nhập kho;
  • Phiếu xuất kho;
  • Phiếu kế toán khác;
  • Bảng kê thu mua hàng hóa không có hóa đơn 01/TNDN;
  • Sổ phụ tài khoản ngân hàng.

Hồ sơ sổ sách kế toán

  • Sổ nhật ký chung;
  • Sổ quỹ tiền mặt;
  • Sổ nhật ký mua hàng;
  • Sổ nhật ký bán hàng;
  • Sổ cái tài khoản: Tất cả các tài khoản phát sinh;
  • Sổ chi tiết tài khoản;
  • Sổ quỹ tiền mặt;
  • Sổ tiền gửi ngân hàng (Chi tiết từng ngân hàng);
  • Bảng trích khấu hao tài sản cố định;
  • Bảng phân bổ CCDC; chi phí trả trước;
  • Bảng định mức nguyên vật liệu;
  • Bảng dự toán quyết toán công trình;
  • Bảng chi tiết nhập xuất tồn hàng hóa;
  • Sổ tổng hợp, chi tiết công nợ phải thu;
  • Sổ tổng hợp, chi tiết công nợ phải trả;
  • Sổ chi tiết tiền vay.

2. Quy định về thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế cuối năm

Theo điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 109 của Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định về thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế và báo cáo tài chính theo

* Đối với doanh nghiệp nhà nước:

– Doanh nghiệp nhà nước thì thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ BCTC.

– Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

* Đối với các loại doanh nghiệp khác:

– Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm;

– Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên

3. Mức phạt nộp sai, nộp thiếu và nộp chậm hồ sơ quyết toán thuế cuối năm

Hồ sơ quyết toán thuế cuối năm là căn cứ để cơ quan thuế xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Do đó, việc nộp sai hoặc thiếu hoặc nộp chậm hồ sơ quyết toán thuế cuối năm sẽ xảy ra các trường hợp sau:

  • Người nộp thuế có thể bị truy thu thuế. Trường hợp nộp sai hồ sơ quyết toán thuế dẫn đến số thuế phải nộp thiếu, người nộp thuế sẽ bị truy thu thuế theo quy định.
  • Người nộp thuế có thể bị phạt vi phạm hành chính về thuế. Mức phạt vi phạm hành chính về thuế đối với hành vi nộp sai hoặc thiếu hồ sơ quyết toán thuế được quy định tại Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019. Cụ thể như sau:
  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơ thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế, trừ hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơ thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ quyết toán thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày.
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ quyết toán thuế quá thời hạn quy định từ 06 ngày đến 30 ngày.
  • Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ quyết toán thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 90 ngày.
  • Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ quyết toán thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.

Ngoài ra, người nộp thuế còn có thể bị phạt tiền, bị buộc nộp lại số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế có dấu hiệu của tội phạm.

Xem thêm: 

Cách khắc phục những lỗi thường gặp khi quyết toán Thuế

Những lưu ý chung khi quyết toán Thuế tại doanh nghiệp

Việc chuẩn bị một bộ hồ sơ quyết toán thuế đầy đủ và chính xác không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp luật, mà còn góp phần tăng cường sự minh bạch và uy tín trong hoạt động kinh doanh. Hy vọng những thông tin về hồ sơ quyết toán thuế năm ở trên đây sẽ giúp kế toán và doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn.

Khóa học: Ôn thi đại lý thuế

Khóa học Nhận diện rủi ro Báo cáo tài chính

Khóa học: Thuế chuyên sâu

Khóa học: Ôn thi CPA

Khóa học: Pháp luật về hợp đồng

Đăng ký ngay tại đây, nhận ưu đãi lên đến 30%: https://forms.gle/MsN2aanm7RFowakh9

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Điều kiện và thủ tục hoàn Thuế GTGT hàng nhập khẩu

    Điều kiện và thủ tục hoàn Thuế GTGT hàng nhập khẩu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th11 2024

    Hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu là chính sách thuế quan trọng giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhập khẩu,…

    Lịch thi và danh sách thi CPA 2024

    Chính thức công bố lịch thi và danh sách dự thi CPA 2024

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th11 2024

    Hội đồng thi Kiểm toán viên, kế toán viên đã có thông báo chính thức về thời gian, địa điểm…

    Hóa đơn đầu vào có sau hóa đơn đầu ra

    Xử lý hóa đơn đầu vào có sau hóa đơn đầu ra mới nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th11 2024

    Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp bên bán xuất hóa đơn đầu ra cho khách hàng khi còn…

    Bán cổ phiếu cắt lỗ có phải nộp thuế Thu nhập cá nhân không

    Hỏi đáp: Bán cổ phiếu cắt lỗ có phải nộp thuế Thu nhập cá nhân không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    21 Th11 2024

    VisioEdu nhận được câu hỏi từ kế toán như sau: “Bán cổ phiếu cắt lỗ có phải nộp thuế Thu…

    Bài cùng tác giả
    Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ

    Quy định về thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ kế toán cần biết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    16 Th5 2024

    Theo quy định của pháp luật thì thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ là khi nào? Hãy cùng chúng…

    Ôn thi chứng chỉ CPA môn Kiểm toán cần học những gì?

    Ôn thi chứng chỉ CPA môn Kiểm toán cần học những gì?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    01 Th8 2023

    Môn Kiểm toán và Dịch vụ bảo đảm nâng cao được nhận định là môn khó với lượng kiến thức…

    Thông báo chính thức về lịch thi Đại lý Thuế 2024

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th2 2024

    Ngày 21.02.2024, trên website của Tổng Cục Thuế Việt Nam đã có Thông báo về kỳ thi cấp chứng chỉ…

    Hóa đơn đầu vào không chịu thuế có cần kê khai không?

    Hóa đơn đầu vào không chịu thuế có cần kê khai không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    14 Th5 2024

    Hóa đơn đầu vào không chịu thuế có cần kê khai không? Đây là một trong những câu hỏi được…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành