Bảng cân đối kế toán ngân hàng là một công cụ quan trọng giúp ngân hàng tổng kết tài sản và nguồn vốn trong một thời điểm cụ thể. Đây là bảng phân tích toàn diện về cách thức huy động và sử dụng vốn, cho thấy sự cân đối giữa các nguồn tài trợ và tài sản của ngân hàng. Bài viết này, VisioEdu sẽ hướng dẫn chi tiết cách lập bảng cân đối kế toán ngân hàng, giúp bạn hiểu rõ cách đánh giá tài chính của một ngân hàng, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác và tối ưu hóa nguồn lực tài chính.
1. Bảng cân đối kế toán ngân hàng là gì?
Bảng cân đối kế toán của ngân hàng là một báo cáo tài chính quan trọng, phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn vốn của ngân hàng tại một thời điểm nhất định, dựa trên Quyết định 23/2008/QĐ-NHNN. Bảng này cho biết chi tiết cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cách hình thành các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán, ngân hàng có thể đánh giá nhanh chóng tình hình tài chính tổng quan, giúp nhà quản lý và các bên liên quan đưa ra những quyết định tài chính chính xác và hiệu quả.
2. Bảng cân đối kế toán ngân hàng đầy đủ gồm những gì?
Bảng cân đối kế toán ngân hàng đầy đủ sẽ bao gồm hai phần chính là “Tài sản” và “Nguồn vốn”, có thể được trình bày theo kiểu hai bên hoặc một bên.
Phần Tài sản
Phần tài sản phản ánh các giá trị hiện có tại ngân hàng như tài sản cố định, tiền tệ, hàng hóa, và các khoản đầu tư hoặc nợ phải thu, cung cấp cái nhìn toàn diện về các tài sản thuộc quyền quản lý của ngân hàng.
Phần Nguồn vốn
Trong khi đó, phần Nguồn vốn cho thấy quy mô và tình hình tài chính thực tế, đồng thời thể hiện các trách nhiệm pháp lý về tài sản đối với Nhà nước, cổ đông, đối tác, và các bên liên quan. Bảng cân đối này cũng đi kèm các mã số, chú thích và số liệu cuối kỳ và đầu kỳ để giúp người đọc có cái nhìn chi tiết và toàn diện về tình hình tài chính của ngân hàng.
3. Mẫu Bảng cân đối kế toán ngân hàng mới nhất
Bảng cân đối kế toán ngân hàng được áp dụng hiện nay là mẫu B02/NHNN ban hành kèm theo Quyết định 23/2008/QĐ-NHNN.
4. Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán ngân hàng đơn giản cho người mới bắt đầu
Lập bảng cân đối kế toán có thể không khó đối với các kế toán viên dày dặn kinh nghiệm, nhưng đây lại là thách thức lớn cho những ai mới vào nghề do khối lượng thông tin và chỉ số phức tạp cần xem xét. Để giúp người mới dễ dàng tiếp cận, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước chi tiết từ xác định tài sản, nguồn vốn đến việc phân loại và hoàn thiện các thông số cần thiết. Dưới đây là hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán ngân hàng đầy đủ và chi tiết nhất.
4.1. Những thứ cần chuẩn bị khi lập bảng cân đối kế toán ngân hàng
Trước khi tạo dựng lên một bảng cân đối kế toán, nhân viên kế toán cần phải phản ánh tất các những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong sổ kế toán tổng hợp và các thông tin chi tiết liên quan, kiểm kê và phản ánh hàng tồn kho trong sổ kế toán trước khi chốt sổ. So sánh các khoản phải thu, phải chi và đối chiếu giữa dữ liệu tổng hợp và chi tiết, những số liệu trên sổ kế toán cùng những số thực kiểm kê sau đó khóa sổ kế toán và tính chính xác số dư các khoản.
4.2. Chi tiết cách tạo bảng cân đối kế toán
Khi tạo lập bảng cân đối kế toán, các chỉ số liên quan đến các tài khoản phản ánh số dư nợ, thì người kế toán cần phải căn cứ vào những số dư nợ để ghi chính xác nhất. Các chỉ số liên quan đến các tài khoản phản ánh nguồn vốn, có số dư thì căn cứ vào những số dư trong tài khoản để có thể ghi chuẩn xác nhất.
Các khoản thu và các khoản phải trả phải được ghi nhận dựa trên chi tiết số dư của các khoản phải thu và các khoản phải trả. Nếu số dư là dư nợ, số dư đó phải xuất hiện trong phần “Tài sản”. Nếu số dư chi tiết là số dư, hãy ghi vào phần “Nguồn vốn”.
Một số chỉ tiêu liên quan đến tài khoản điều chỉnh hoặc tài khoản dự phòng (như tài khoản 214, 129, 229, 139, 159) luôn có số dư là Có, nhưng khi lên bảng bảng cân đối kế toán ngân hàng thì cần phải ghi theo số âm. Các tài khoản vốn như 412, 413 và 421, nếu có số dư trên bên nợ, phải được ghi trong phần “Nguồn vốn”, nhưng sẽ được ghi theo số âm.
Xem thêm:
Hướng dẫn chi tiết cách lập bảng cân đối kế toán
Hướng dẫn xử lý Bảng cân đối kế toán không cân
Bài tập lập bảng cân đối kế toán kèm lời giải chi tiết
Hướng dẫn lập Bảng cân đối kế toán theo quy định mới nhất tại Thông tư 200
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách lập bảng cân đối kế toán ngân hàng đầy đủ dành cho người mới bắt đầu. Hy vọng qua bài viết, bạn đã nắm được các bước cơ bản cũng như những lưu ý quan trọng để thực hiện báo cáo này một cách chính xác và hiệu quả. Việc làm chủ kỹ năng lập bảng cân đối kế toán sẽ giúp bạn tự tin hơn trong công việc kế toán, cũng như hỗ trợ đắc lực trong quá trình quản lý tài chính của ngân hàng.
Sở hữu trọn bộ kỹ năng “Lập và trình bày Báo cáo Tài chính” giúp bạn tạo bước ngoặt đột phá, thăng tiến lên kế toán trưởng với mức thu nhập hấp dẫn.
Tham khảo thêm khóa học tại: https://forms.gle/QTgar7Vyx84VhTD26