Cách tính thuế Thu nhập doanh nghiệp mới nhất

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một trong những nghĩa vụ tài chính quan trọng mà mọi doanh nghiệp phải thực hiện. Vì vậy kế toán, doanh nghiệp cần nắm rõ quy định về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật mà còn tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận. Dưới đây VisioEdu sẽ hướng dẫn bạn cách tính thuế Thu nhập doanh nghiệp mới nhất. Hãy cùng VisioEdu khám phá và tìm hiểu ngay nhé.

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, được thu dựa trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.

Trong đó:

  • Thu nhập chịu thuế bao gồm doanh thu thuần từ bán hàng, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các khoản thu khác sau khi đã trừ đi chi phí kinh doanh hợp lý.
  • Thuế trực thu là loại thuế thu trực tiếp từ khoản thu nhập, lợi ích của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân.

Do đó, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cũng chính là người nộp thuế là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ khi doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận thì mới phải nộp.

Hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giống nhau, trừ một số trường hợp đặc biệt.

2. Đối tượng phải nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp theo quy định

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật thuế TNDN, đối tượng nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (gọi chung là doanh nghiệp) có thu nhập chịu thuế, bao gồm các nhóm sau:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
  • Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
  • Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Các doanh nghiệp chỉ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi trong năm doanh nghiệp có lợi nhuận. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp không có lợi nhuận, doanh nghiệp vẫn cần phải kê khai và hoàn thành thủ tục quyết toán thuế. Quyết toán thuế là việc tính toán lợi nhuận chịu thuế và xác định số thuế phải nộp dựa trên các khoản thu và chi trong năm tài chính.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

3. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Cách tính thuế Thu nhập doanh nghiệp dựa theo công thức sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = (Thu nhập tính thuế theo kỳ) X (Thuế suất).

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = (Doanh thu + Cá khoản thu nhập khác) – (Chi phí sản xuất, kinh doanh + Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển).

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp gồm có 2 mức chính sau:

– Thuế suất 20%: Áp dụng chung cho các doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng trừ các trường hợp được ưu đãi thuế suất và doanh nghiệp thuộc diện áp dụng thuế suất 32%-50% (Căn cứ tại khoản 6 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013)

– Thuế suất 32%-50%: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có hoạt động dò tìm, khai thác, chế biến khoáng sản và tài nguyên quý hiếm tại lãnh thổ Việt Nam (Căn cứ tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP). Trong đó:

  • Thuế suất 40%: Áp dụng với trường hợp các mỏ tài nguyên có từ 70% diện tích được giao trở lên nằm ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
  • Thuế suất là 50%: Áp dụng với các mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm.

Trên đây là cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất 2024. Bạn có thể tham khảo thêm:

>> Cách xác định doanh thu tính thu nhập doanh nghiệp

>> Quy trình Quyết toán Thuế TNDN

>> Các loại chi phí được trừ khi tính Thuế TNDN

3. Hướng dẫn cách hạch toán Thuế TNDN

Ngoài cách tính thuế Thu nhập doanh nghiệp, kế toán cũng cần nắm rõ cách hạch toán loại Thuế này:

Khi tính thuế TNDN:

Nợ TK 821 – Chi phí thuế TNDN;

Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khi nộp tiền thuế TNDN vào Ngân sách Nhà nước:

Nợ TK 3334 – Thuế TNDN;

Có TK 111, 112.

Cuối năm, khi xác định số thuế TNDN phải nộp của năm tài chính:

>> Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp hàng quý trong năm, thì ghi số chênh lệch như sau:

Nợ TK 3334 – Thuế TNDN;

Có TK 821 – Chi phí thuế TNDN (8211).

>> Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn số thuế TNDN tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi như sau:

Nợ TK 821 – Chi phí thuế TNDN (8211);

Có TK 3334 – Thuế TNDN.

>> Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về TNDN và Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3334 – Thuế TNDN;

Có TK 111, 112.

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi:

>> Nếu TK 8211 có số phát sinh nợ lớn hơn số phát sinh có thì số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh;

Có TK 8211 (chi phí thuế TNDN hiện hành).

>> Nếu TK 8211 có số phát sinh nợ nhỏ hơn số phát sinh có thì số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành;

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

Trên đây là hướng dẫn cách tính Thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất theo quy định của pháp luật. Kế toán và doanh nghiệp cần nắm vững

VisioEdu chuyên gia đào tạo kế toán, kế toán thuế, kiểm toán chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Tại đây chúng tôi cung cấp nhiều khóa học từ cơ bản đến chuyên sâu dành cho các kế toán, kiểm toán. Bạn có thể tham khảo:

Khóa học: Ôn thi đại lý thuế

Khóa học Nhận diện rủi ro Báo cáo tài chính

Khóa học: Thuế chuyên sâu

Khóa học: Ôn thi CPA

Khóa học: Pháp luật về hợp đồng

Đăng ký ngay tại đây, nhận ưu đãi lên đến 30%: https://forms.gle/MsN2aanm7RFowakh9

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Thanh lý Tài sản cố định thấp hơn giá thị trường thì doanh nghiệp có rủi ro gì

    Thanh lý Tài sản cố định thấp hơn giá thị trường, doanh nghiệp có rủi ro gì?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th11 2024

    Thanh lý tài sản là một trong các chủ đề được rất nhiều kế toán quan tâm. Trong khóa học…

    Điều kiện và thủ tục hoàn Thuế GTGT hàng nhập khẩu

    Điều kiện và thủ tục hoàn Thuế GTGT hàng nhập khẩu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th11 2024

    Hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu là chính sách thuế quan trọng giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhập khẩu,…

    Lịch thi và danh sách thi CPA 2024

    Chính thức công bố lịch thi và danh sách dự thi CPA 2024

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th11 2024

    Hội đồng thi Kiểm toán viên, kế toán viên đã có thông báo chính thức về thời gian, địa điểm…

    Hóa đơn đầu vào có sau hóa đơn đầu ra

    Xử lý hóa đơn đầu vào có sau hóa đơn đầu ra mới nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th11 2024

    Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp bên bán xuất hóa đơn đầu ra cho khách hàng khi còn…

    Bài cùng tác giả
    Vay ngân hàng hoặc vay chủ doanh nghiệp có phải là giao dịch liên kết không?

    Vay ngân hàng hoặc vay chủ doanh nghiệp có phải là giao dịch liên kết không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    30 Th10 2022

    Để xác định khoản vay trong doanh nghiệp có được coi là giao dịch liên kết hay không, trước hết…

    Gia công phần mềm có chịu thuế GTGT hay không-2

    Gia công phần mềm có chịu thuế GTGT hay không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    30 Th8 2024

    Gia công phần mềm có chịu thuế GTGT hay không là câu hỏi mà VisioEdu nhận được rất nhiều trong…

    Phân tích quy định khống chế lãi vay được trừ đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (Vốn mỏng)

    Giảng viên: Tác giả: admin
    03 Th10 2022

    Nghị định 20/2017/NĐ-CP (“Nghị định 20”), ban hành ngày 24 tháng 2 năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01…

    Phương pháp kế toán hàng tồn kho-2

    Phương pháp kế toán hàng tồn kho

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    14 Th10 2024

    Làm kế toán chắc chắn bạn đã nghe và tìm hiểu về kế toán hàng tồn kho và các phương…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành