Kỳ thi CPA năm nay đang đến gần và môn Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao luôn là thử thách cam go đối với nhiều thí sinh. Để giúp bạn ôn thi hiệu quả và chinh phục môn thi này một cách thành công, bài viết này VisioEdu sẽ cung cấp cho bạn thông tin về đề thi CPA 2023 môn Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao. Vì vậy, bạn đừng vội bỏ qua bài viết này nhé!
I. ĐỀ THI CPA 2023 MÔN KẾ TOÁN – (Đề Chẵn)
Câu 1 (2,0 điểm):
Công ty XT có năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12. Giá vốn chúng khoản kinh doanh đem bán tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Trong quý IV năm 20X2 có thông tin sau (đơn vị tính: nghìn đồng):
- Số dư 1/10/20X2 của TK 121: 485.000
Chi tiết:
+) 200 trái phiếu ABC, mệnh giá mỗi trái phiếu 1.000; tổng giá vốn: 230.000
+)10.000 cổ phiếu XYZ, mệnh giá mỗi cổ phiếu 10; tổng giá vốn: 255.000
TK 2291: 23.000 (chi tiết dự phòng giảm giá cho số cổ phiếu XYZ)
- Ngày 5/10: Mua 20.000 cổ phiếu XYZ, giá mua 24/ một cổ phiếu; chi phí môi giới 0,2% giá trị giao dich.
- Ngày 25/11: Bán 15.000 cổ phiếu XYZ, giá bán 30/ một cổ phiếu; chi phí môi giới 0,2% giá trị giao dich.
- Ngày 31/12, giả giao dịch các loại chứng khoán kinh doanh công ty XT đang nắm giữ trên thị trường: 23/ một cổ phiếu XYZ; 1.180/ một trái phiếu ABC.
Yêu cầu:
- Thuyết minh xác định giá trị ghi sổ của tài sản chứng khoán kinh doanh trên Bảng Cân đối kế toán ngày 31/12/20X2. Tính mức dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh phải trích tinh vào chi phi hoặc hoàn nhập giảm chi phí năm 20X2?
- Xác định doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính liên quan đến các thông tin trên?
- Trình bày các chỉ tiêu liên quan đến chứng khoán kinh doanh cột cuối năm trên Bảng Cân đối kế toán năm 20X2?
Câu 2 (2,0 điểm):
Tại công ty cổ phần sản xuất Anh Minh, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có các thông tin sau (đơn vị tính: nghìn đồng)
- Xuất kho bán 2.000 thành phẩm X có trị giá xuất kho là 120.000 cho công ty Minh Long với giá bán chưa thuế GTGT 10% là 100/sản phẩm. Cứ 100 sản phẩm X doanh nghiệp tặng 1 sản phẩm Y có giá vốn là 200/sản phẩm, giá bán chưa thuế GTGT 10% trên thị trường là 300/sản phẩm. Doanh nghiệp đã thu đủ tiền bằng TGNH sau khi trừ 1% chiết khấu thanh toán cho khách hàng được hưởng.
- Xuất kho bán 500 thành phẩm Z, là sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 20% với giá bán cả thuế GTGT 10% là 1.980/sản phẩm cho công ty Tân Minh. Thuế GTGT của mặt hàng này là 10%. Giá vốn của lộ sản phẩm này có giá trị là 700.000. Khách hàng đã thanh toán đủ 100% bằng TGNH.
- Nhận được thông báo của công ty Gia Long về khoản cổ tức được chia từ lợi nhuận sau thuế của công ty của năm N (từ 1/1/N đến 31/12/N) là 80.000. Doanh nghiệp chính thức nắm giữ khoản đầu tư vào công ty Gia Long từ 1/4/N.
- Xuất kho 300 sản phẩm Y để tặng cho khách hàng dùng thử nghiệm ở hội chợ triển lãm sản phẩm. Giá vốn của số hàng này là 60.000, giá bán niêm yết chưa thuế GTGT 10% của sản phẩm này là 300/sản phẩm.
- Nhượng bán một phương tiện vận tải đang chuyên dùng để chở thành phẩm đi bán, có nguyên giá là 750.000, đã khấu hao lũy kế đến thời điểm nhượng bán là 450.000. Giá nhượng bán chưa thuế GTGT 10% là 320.000, khách hàng đã thanh toán bằng TGNH.
Yêu cầu:
- Vận dụng quy định hiện hành để xác định doanh thu và thu nhập ở từng nghiệp vụ trên.
- Cho biết số liệu trình bày trên báo cáo tài chính của các chỉ tiêu sau (trong đó có trình bày rõ giá trị các chỉ tiêu cấu thành nên số liệu đó):
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Lợi nhuận khác
Biết, trong kỳ doanh nghiệp chỉ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Câu 3 (2 điểm):
Các công ty đáp ứng giả định hoạt động liên tục, đều có kỳ kế toán theo năm dương lịch, giả sử bỏ qua ảnh hưởng của thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Yêu cầu: Anh/Chị hãy trình bày (theo thứ tự) từng tình huống các yêu cầu sau đây:
- Nêu quy định pháp lý về kế toán để xử lý tình huống.
- Thuyết minh xử lý kế toán liên quan tình huống 1 (công ty BNP) ảnh hưởng đến lập Bảo cáo tình hình tài chính ngày 31/12/N và Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh năm N (chi tiêu, mức độ ảnh hưởng: +/-, số tiền),
- Thuyết minh xử lý kế toán để xác định Chi phí đi vay năm N (áp dụng phương pháp đường thẳng để phân bổ chi phí) liên quan tình huống 2 (công ty ABC), đồng thời trình bày thông tin ảnh hưởng đến Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh – năm N (chi tiêu; mức độ ảnh hưởng: +/-, số tiền cột Năm nay).
Tình huống 1. Trích dữ liệu liên quan Công ty BNP.
* Trích tình hình kinh doanh sản phẩm (SP) mới sản xuất và tiêu thụ từ năm N là SP A, có cam kết bảo hành SP thời hạn 3 năm cho khách hàng:
Sản lượng tiêu thụ: Năm N đã bán 100 SP A. Dự kiến năm N+1 sẽ bản 120 SP A.
- Bảo hành SP: Chi phí sửa chữa bảo hành SP năm N đã chỉ là 20 triệu đồng. Cho biết tổng chi phí ước tính đáng tin cậy về sửa chữa bảo hành 100 SP A đã bán năm N (tính từ cuối năm N) là 300 triệu đồng (trong đó năm N+2 chi phí ước tính bảo hành là 180 triệu đồng), Và ước tính chi phí bảo hành cho 120 SP A sẽ bản năm N+1 là 350 triệu đồng.
* Khoản bồi thường cho đối tác do vi phạm hợp đồng, chưa xác định được số tiền vì tòa chưa xử. Được biết khách hàng đã kiện công ty BNP từ tháng 11/N và đòi bồi thường là 500 triệu đồng. Theo ý kiến tư vấn của luật sư khả năng công ty BNP thua kiện là khoản 70% và số tiền đòi bồi thường chưa xác định một cách đáng tin cậy.
Tình huống 2: Công ty cổ phần ABC có tài liệu kế toán năm N về các khoản vay và nợ thuê tài chính
* Ngày 01/01/N đảo hạn trái phiếu không chuyển đổi mà Công ty ABC đã phát hành 3 năm trước, mục đích xây dựng nhà xưởng, công trình khởi công vào tháng 01/N-3, hoàn thành đưa vào sử dụng cuối năm N-2. Trái phiếu có tổng nợ gốc theo mệnh giá là 80.000 triệu đồng, giá phát hành 79.850 triệu đồng. Công ty đã thanh toán đủ nợ gốc và lãi trái phiếu kỳ cuối cho trái chủ, biết rằng lãi trái phiếu trả sau mỗi 6 tháng/ lần với lãi suất trái phiếu là 5%/ 6 tháng.
* Ngày 01/7/N hết hạn Hợp đồng thuê tài chính thiết bị X dùng cho quản lý doanh nghiệp (thời hạn 4 năm, tiền thuế trả đều sau mỗi năm), công ty ABC trả thiết bị. Biết thiết bị X có nguyên giá 317 triệu đồng, khấu hao luỹ kế đến đầu năm N là 277,375 triệu đồng. Công ty ABC đã chuyển tiền thanh toán tiền thuê cho năm cuối là 100 triệu đồng, trong đó lãi thuê tài chính tính cho năm đi thuê cuối là 9 triệu đồng.
* Ngày 01/10/N công ty ABC phát hành trái phiếu có tổng mệnh giá 50.000 triệu đồng, thời hạn 2 năm; mục đích bổ sung vốn kinh doanh đã thu tiền theo giá phát hành 50.100 triệu đồng. Nợ gốc thanh toán khi đáo hạn, lãi trái phiếu trả trước một lần khi phát hành với lãi suất trái phiếu là 6%/năm.
Câu 4 (2 điểm): (Đơn vị tính: 1.000.000 đồng)
Ngày 1/1/N, Công ty P mua lại 60% cổ phần của Công ty S (Công ty P có quyền kiểm soát Công ty S) và đã thanh toán bằng các khoản sau:
– Tiền gửi ngân hàng tại ngày 1/1/N: 22.000
– Thanh toán bằng việc phát hành 8.000.000 cổ phiếu với mệnh giá 0,01/1 cổ phiếu; giá thị trường 0,015/1 cổ phiếu. Chi phí phát hành cổ phiếu 200 thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
Trích Bảng cân đối kế toán của Công ty S tại ngày 31/12/N-1 như sau: Vốn góp của chủ sở hữu: 200.000; Thặng dư vốn cổ phần: (20.000); Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 50.000. Cộng Vốn chủ sở hữu: 230.000.
Tại ngày 1/1/N, giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản và nợ phải trả của công ty S đúng bằng với giá trị hợp lý trừ một tài sản cố định hữu hình có giá trị ghi sổ là: 3.000; giá trị hợp lý 3.800. Biết rằng thuế suất thuế TNDN của cả Công ty P và Công ty S là 20%.
Trong năm N, các giao dịch nội bộ giữa P và S như sau:
– Ngày 1/4/N, Công ty P bản cho Công ty S một tài sản cố định hữu hình có nguyên giá 800, giá trị hao mòn lũy kế 200, giá bản chưa có thuế GTGT 10% là 750. Công ty S sử dụng tài sản cố định dùng cho bộ phận sản xuất, khấu hao theo phương pháp đường thẳng với thời gian khấu hao còn lại là 5 năm kể từ ngày 1/4/N. Ngày 31/12/N, Công ty S chưa thanh toán cho Công ty P.
– Ngày 1/12/N, Công ty P bán cho Công ty S một lô hàng hóa có giá vốn 600, giá bán chưa có thuế GTGT 10% là 500, Công ty S đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Đến ngày 31/12/N, Công ty S mới bán được 60% số hàng này ra ngoài tập đoàn.
Yêu cầu:
- Xác định lợi thế thương mại trong giao dịch P đầu tư vào SP
- Thực hiện các bút toán loại trừ giao dịch nội bộ (tài sản cố định, hàng tồn kho) khi Công ty P lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại ngày 31/12/N.
Biết rằng: Quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty P và Công ty $ không có sản phẩm làm dở đầu kỳ và cuối kỳ, không có thành phẩm tồn kho chờ tiêu thụ. Lô hàng Công ty P bản cho Công ty S ngày 1/12/N đến ngày 31/12/N có 40% chưa bán ra ngoài tập đoàn, số hàng công ty S chưa bán ra ngoài tập đoàn có giá trị thuần có thể thực hiện được là 270.
Câu 5 (2,0 điểm):
Công ty Hoa Sen sản xuất sản phẩm A. Trong tháng 10 năm N có các tài liệu sau:
- Đầu tháng có 600 sản phẩm dở dang. Mức độ chế biến hoàn thành 60%
- Chi phi dở dang đầu tháng và chi phí phát sinh trong tháng như sau:
Khoản mục | CPSXDD đầu tháng | CPSX trong tháng |
NVL trực tiếp | 45.000 | 255.000 |
Nhân công trực tiếp | 4.200 | 55.600 |
CPSX chung | 2.850 | 38.550 |
Cộng |
- Trong tháng hoàn thành nhập kho 3.200 sản phẩm A. Cuối tháng còn lại 800 sản phẩm làm dở mức độ chế biến hoàn thành 60%.
- Các thông tin khác:
- Chi phí NVLC trực tiếp bỏ ngay toàn bộ một lần từ đầu quy trình công nghệ.
- Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí SX chung bỏ dần theo mức độ chế biến.
Yêu cầu:
- Xác định khối lượng tương đương từng khoản mục theo phương pháp nhập trước – xuất trước.
- Tính toán, lập báo cáo sản xuất theo phương pháp bình quân.
II. ĐỀ THI CPA MÔN KẾ TOÁN 2023 – (Đề Lẻ)
Câu 1 (2,0 điểm):
Công ty HT có năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12. Giá vốn chứng khoán kinh doanh đem bản tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Trong quý IV năm 20X2 có thông tin sau (đơn vị tính: nghìn đồng):
- Số dư 1/10/20X2 của TK 121: 365.000
Chi tiết:
+ 8.000 cổ phiếu N, mệnh giá 10/cp; giá vốn: 110.000
+ 5.000 cổ phiếu M, mệnh giá 10/cp; giá vốn: 255.000
TK 2291: 6.500 (chi tiết dự phòng giảm giá cho số cổ phiếu N)
- Ngày 5/10: Mua 12.000 cổ phiếu N, giá mua 12/ một cổ phiếu; chi phí môi giới 0,2% giá trị giao dịch
- Ngày 20/12: Bản 8.000 cổ phiếu N, giá bán 11/ một cổ phiếu; chi phí môi giới 0,2% giá trị giao dịch.
- Ngày 31/12/20X2, giả các loại cổ phiếu công ty HT đang nắm giữ trên thị trường là: 10,5/ một cổ phiếu N; 72,5/ một cổ phiếu M.
Yêu cầu:
- Thuyết minh xác định giá gốc của tài sản chứng khoán kinh doanh trên Bảng Cân đối kế toán ngày 31/12/20X2; Tỉnh mức dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh phải trích tính vào chi phí hoặc hoàn nhập giảm chi phí năm 20X2?
- Xác định doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính liên quan đến các thông tin trên?
- Trình bày các chỉ tiêu liên quan đến chứng khoán kinh doanh cột cuối năm trên Bảng Cân đối kế toán năm 2012.
Câu 2 (2,0 điểm):
Tại công ty sản xuất và xây lắp Gia Long, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có các tình huống phát sinh sau (đơn vị tính: nghìn đồng)
– Ngày 1/10/N, doanh nghiệp ký hợp đồng xây dựng cho công ty An An trong 1 năm (kể từ tháng 10/N) với giá trị hợp đồng chưa thuế GTGT 10% là 480.000, thuế GTGT 10%. Việc thanh toán thực hiện theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng và trả 3 tháng 1 lần. Đến cuối tháng 12/N, doanh nghiệp đã nhận 132.000 (bao gồm cả thuế GTGT 10%) từ công ty An An và đã đánh giá mức độ hoàn thành công việc theo phương pháp đánh giá công việc hoàn thành đạt 30%, chi phí đã thực hiện hợp đồng là 130.000. Tháng 3, tháng 6 năm N+1, doanh nghiệp nhận tiếp mỗi lần 132.000. Đến tháng 9/N+1, việc cung ứng dịch vụ đã hoàn thành với tổng chi phí thực hiện hợp đồng là 400.000. Doanh nghiệp đã nhận đủ số tiền thanh toán tù An An bằng TGNH.
– Ngày 20/11/N, doanh nghiệp xuất thành phẩm A trị giá vốn 800.000 để mua lại phần vốn góp vào công ty Gia Khánh tử công ty Long An. Giá trị lô hàng được định giá cả thuế GTGT 10% là 1.000.000, tương đương phần vốn góp được công nhận trong công ty Gia Khánh là 25%.
– Ngày 25/12/N, doanh nghiệp xuất lô thành phẩm B gửi bán đến công ty Tâm An theo hợp đồng đã ký kết. Trị giá vốn của lô hàng là 120.000, giá bán chưa thuế GTGT 10% của lô hàng là 180.000. Theo hợp đồng, khách hàng được kiểm nghiệm hàng hóa và quyết định chấp nhận mua hàng trong vòng 10 ngày kể từ khi hàng được giao đến. Đến ngày 5/1/N+1, công ty Tâm An mới kiểm tra xong, đã nhận bàn giao hàng hóa và chuyển trả doanh nghiệp tiền hàng.
– Ngày 28/12/N, doanh nghiệp xuất bán lộ thành phẩm A trị giá vốn 200.000 cho công ty Bảo Linh, giá bản của lô thành phẩm A là 250.000. Doanh nghiệp được tặng kèm 200 thành phẩm B có trị giá vốn là 5.000, tổng giá bán niêm yết của lô thành phẩm B là 7.000. Khách hàng chưa thanh toán. Ngày 10/1/N+1, công ty Bảo Linh trả lại 10% sản phẩm A, doanh nghiệp đã nhận đủ và thanh toán cho công ty Bảo Linh bằng TGNH. SỐ hàng tặng kèm tương ứng với số hàng trả lại, doanh nghiệp không thu hồi và cho khách hàng hưởng toàn bộ.
Yêu cầu:
- Vận dụng căn cứ ghi nhận doanh thu để xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty Gia Long trong năm N, N+1 ở từng tình huống trên. Giá trị doanh thu (nếu có) ở từng tình huống là bao nhiêu?
- Ở tình huống 1 số tiền chênh lệch giữa số tiền doanh nghiệp đã nhận so với tiến độ doanh nghiệp đã thực hiện được kế toán trình bày trong chỉ tiêu nào của báo cáo tài chính năm N?
Lưu ý: Ngày 30/3/N+1 là ngày doanh nghiệp phát hành báo cáo tài chính năm N.
Câu 3 (2 điểm):
Các công ty đáp ứng giả định hoạt động liên tục, đều có kỳ kế toán theo năm dương lịch, giả sử bỏ qua ảnh hưởng của thuế Thu nhập doanh nghiệp. Yêu cầu: Anh/Chị hãy trình bày (theo thứ tự) từng tình huống các yêu cầu sau đây:
- Nêu quy định pháp lý về kế toán để xử lý tình huống
- Thuyết minh xử lý kế toán để xác định Chi phí đi vay năm N (áp dụng phương pháp đường thẳng để phân bổ chi phí) liên quan tình huống 1 (công ty Thành Trung), đồng thời trình bày thông tin ảnh hưởng đến Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh – năm N (chi tiêu; mức độ ảnh hưởng: +/-, số tiền Năm nay).
- Thuyết minh xử lý kế toán liên quan tình huống 2 (công ty Phúc Yến) ảnh hưởng đến lập Báo cáo tài chính năm N (ghi rõ chi tiêu trên các báo cáo tài chính, mức độ ảnh hưởng: +/-, số tiền)
Tình huống 1: Trích dữ liệu kế toán năm N về các khoản vay và nợ thuê tài chính tại Công ty cổ phần Thành Trung
* Tình hình trái phiếu phát hành:
(1) Ngày 01/01/N Công ty Thành Trung phát hành trái phiếu không chuyển đổi, mục đích xây dựng nhà xưởng, công trình khởi công vào tháng 12/N-1, trái phiếu có tổng mệnh giá 50.000 triệu đồng, thời hạn 4 năm: đã thu tiền theo giá phát hành 50.100 triệu đồng. Chi tiền 10 triệu đồng cho chi phí phát hành (không phân bổ dần). Nợ gốc thanh toán khi đáo hạn, lãi trái phiếu trả sau, mỗi 6 tháng/ lần (ngày 1/1 và 1/7) với lãi suất trái phiếu là 4%/ 6 tháng. Ngày 01/7/N đã chi tiền trả lãi kỳ đầu tiên cho trái chủ.
(2) Ngày 01/3/N Đáo hạn trái phiếu Công ty Thành Trung đã phát hành 3 năm trước, mục đích bổ sung vốn kinh doanh, trái phiếu có tổng nợ gốc theo mệnh giá là 30.000 triệu đồng, giá phát hành 29.784 triệu đồng. Công ty đã thanh toán đủ nợ gốc và lãi trái phiếu kỳ cuối cho trái chủ, biết rằng lãi trái phiếu trả sau mỗi 6 tháng/ lần với lãi suất trái phiếu là 6%/ 6 tháng.
* Tình hình thuê tài chính
Ngày 01/6/N công ty Thành Trung thuê tài chính một thiết bị dùng cho quản lý doanh nghiệp, thời hạn 2 năm hết hạn được chuyển quyền sở hữu, thời gian sử dụng hữu ích ước tính 2,5 năm. Tiền thuê trả đều sau mỗi năm đi thuê là 97 triệu đồng. Lãi thuê tài chính 10%/năm tính trên số dư nợ gốc còn lại. Cho biết giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là 168 triệu đồng; giá trị hợp lý thiết bị là 170 triệu đồng.
Tình huống 2: Trích thông tin về các sự kiện trong năm N tại Công ty Phúc Yến sản xuất máy sấy thăng hoa công nghiệp.
(1.) Tháng 10/N đã bán được lô hàng 20 máy sấy mã MSTH2. Đến tháng 12/N, qua kiểm tra kỹ thuật, Ban Giám đốc có ý định thay thế chi tiết quạt trong máy để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng cho khách hàng. Chi phí ước tính đáng tin cậy để thay thế chi tiết là 50 triệu đồng. Ngày 28/12/N Công ty đã công bố thông tin với khách hàng về kế hoạch thay thế chi tiết quạt (sẽ thực hiện vào Quý 1/N+1) cho lộ 20 máy sấy đã bán.
(2.) Ngày 15/12/N Ban Giám đốc Công ty họp bàn về kế hoạch tái cơ cấu công ty, chuyển phân xưởng sản xuất ra xa khu vực dân cư và mở rộng sản xuất, bắt đầu triển khai vào cuối quý 1/N+1. Dự toán chi phí cho việc đầu tư vào những hệ thống mới và các mạng lưới phân phối là 5 tỷ đồng. Ngày 25/01/N+1, Công ty Phúc Yến tổ chức buổi họp để thông báo những vấn đề quan trọng của kế hoạch tái cơ cấu cho những đối tượng bị ảnh hưởng (kết thúc trước hạn việc đi thuê nhà xưởng, sắp xếp nguồn nhân lực,…)
Câu 4 (2 điểm):
(Đơn vị tính: 1.000.000 đồng)
Ngày 1/1/N, Công ty P mua lại 70% cổ phần của Công ty S (Công ty P có quyền kiểm soát Công ty S) và đã thanh toán bằng các khoản sau:
- Tiền gửi ngân hàng tại ngày 1/1/N: 2.000
- Thanh toán bằng việc phát hành 8.000.000 cổ phiếu với mệnh giá 0,01/1 cổ phiếu; giá thị trưởng 0,012/1 cổ phiếu. Chi phí phát hành cổ phiếu 200 thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
Trích Bảng cân đối kế toán của Công ty S tại ngày 31/12/N-1 như sau: Vốn góp của chủ sở hữu: 100.000; Thặng dư vốn cổ phần: (10.000); Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 30.000. Cộng Vốn chủ sở hữu: 120.000.
Tại ngày 1/1/N, giá trị ghi số của các khoản mục tài sản và nợ phải trả của công ty S đúng bằng với giá trị hợp lý trừ một tài sản cố định hữu hình có giá trị ghi sổ là: 1.000; giá trị hợp lý 1.500. Biết rằng thuế suất thuế TNDN của cả Công ty P và Công ty S là 20%.
Trong năm N, các giao dịch nội bộ giữa P và S như sau:
– Ngày 1/7/N, Công ty P bản cho Công ty S hàng hóa A có giá vốn 500, giá bán chưa có thuế GTGT 10% là 600. Công ty S mua hàng hóa A về làm tài sản cố định dùng cho bộ phận bán hàng, khấu hao theo phương pháp đường thẳng với thời gian khấu hao 5 năm. Ngày 31/12/N Công ty S chưa thanh toán cho Công ty P.
– Ngày 1/11/N, Công ty S bán cho Công ty P một lô hàng hóa có giá vốn 300, giá bán chưa có thuế GTGT 10% là 400, Công ty P đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Đến ngày 31/12/N, Công ty P mới bán được 70% số hàng này ra ngoài tập đoàn.
Yêu cầu:
- Xác định lợi thế thương mại trong giao dịch P đầu tư vào S?
- Thực hiện các bút toán loại trừ giao dịch nội bộ ( hàng tồn kho chuyển thành tài sản cố định, hàng tồn kho) khi Công ty P lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại ngày 31/12/N
Câu 5 (2 điểm):
Công ty LTN sản xuất một loại sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phát sinh đồng thời khi tiến hành sản xuất. Tài liệu chi phí sản xuất và số lượng sản phẩm như sau:
a) Số lượng sản phẩm: – Sản lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ: 300 sản phẩm
(Tỷ lệ hoàn thành: 70% chi phí nguyên vật liệu, 30% chi phí nhân công trực tiếp và sản xuất chung).
– Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ: 3.000 sản phẩm
– Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ: 500 sản phẩm
(Tỷ lệ hoàn thành: 80% nguyên liệu, 30% về nhân công trực tiếp và sản xuất chung).
b) Tình hình chi phí (Đơn vị tính: 1.000.000 đồng):
Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ: 16.000. Trong đó: + Nguyên vật liệu trực tiếp: 11.200
+ Nhân công trực tiếp: 3.200
+ Sản xuất chung: 1.600
Chi phí phát sinh trong kỳ: 75.920. Trong đó:
+ Nguyên liệu trực tiếp: 45.300
+Sản xuất chung: 17.900
+Nhân công trực tiếp: 12.720
Yêu cầu: Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp bình quân cả ký
Môn kế toán quản trị nâng cao tuy khó nhưng hoàn toàn có thể chinh phục nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Hy vọng những thông tin về đề thi CPA môn kế toán 2023 trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình ôn thi và đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi CPA sắp tới.
Xem thêm:
Đề thi CPA 2023 môn phân tích hoạt động tài chính nâng cao
Đề thi CPA môn tiếng Anh
Để rút ngắn thời gian ôn luyện và đảm bảo khả năng đỗ chứng chỉ CPA ngay trong lần thi đầu tiên, ngoài việc xác định mục tiêu rõ ràng thì bạn cần có một lộ trình phù hợp, khoa học cùng hệ thống kiến thức vững chắc. Visio.edu.vn tiên phong giúp bạn giải quyết hoàn toàn mọi khó khăn khi ôn luyện CPA với khóa học “Ôn thi chứng chỉ CPA” được cập nhật mới nhất năm 2023.
80% học viên tại VisioEdu đã thi đỗ kỳ thi chứng chỉ CPA với kết quả ngoài mong đợi, tự tin ứng tuyển vào các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước và ngoài nước chỉ sau khóa học Ôn thi chứng chỉ CPA 2023 chuyên sâu tại VisioEdu.
Còn chần chừ gì mà không đăng ký ngay tại: https://bit.ly/VisioEdu_DangkyOnthiCPA