Rủi ro Báo cáo Tài chính, doanh nghiệp phải chịu mức xử phạt như thế nào?

Báo cáo Tài chính là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, nhằm đảm bảo sự minh bạch về tài chính. Vì vậy, nếu rủi ro Báo cáo tài chính nghiêm trọng và không phát hiện kịp thời thì sẽ khiến doanh nghiệp phải đối mặt với mức xử phạt nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Trong bài viết này, VisioEdu sẽ chia sẻ cho kế toán về các lỗi sai và mức xử phạt doanh nghiệp phải chịu khi vi phạm trên báo cáo tài chính.

Rủi ro Báo cáo Tài chính, doanh nghiệp phải chịu mức xử phạt như thế nào?

1. Sai phạm thường gặp trên Báo cáo Tài chính

1.1 Dựa trên các quy định của Pháp luật về Thuế mà không căn cứ vào chuẩn mực kế toán

Theo chuẩn mực kế toán yêu cầu, mọi khoản chi phí (có hóa đơn và không có hóa đơn) đều được phép ghi chép vào Báo cáo tài chính, còn quy định của Luật Thuế thì lại chỉ công nhận các chi phí có hoá đơn hợp lệ và hợp pháp.

 

Thực tế Cơ quan Thuế đã cho phép kế toán lập Báo cáo tài chính theo đúng chuẩn mực kế toán, sau đó sẽ điều chỉnh theo yêu cầu khi nộp báo cáo Thuế. Nhưng đa số kế toán không hiểu rõ để có phương pháp xử lý số liệu. Điều này dẫn đến

– Vi phạm nghiêm trọng luật kế toán vì có hai hệ thống sổ sách.

– Báo cáo không trung thực, doanh nghiệp có thể bị nghi ngờ trốn thuế, Cơ quan Thuế sẽ yêu cầu giải trình và thanh tra, kiểm tra thường xuyên.

1.2 Ghi nhận sai niên độ

Doanh thu hay chi phí được ghi nhận không đúng với thời kỳ mà nó phát sinh. Doanh thu hoặc chi phí của kỳ này có thể chuyển sang kỳ kế tiếp hay ngược lại để làm tăng hoặc giảm thu nhập theo mong muốn. Đặc biệt là các tháng cuối niên độ và đầu niên độ tiếp theo. Do đó, kiểm toán thường có các thủ tục kiểm tra đặc biệt vào khoảng thời gian chuyển giao giữa các năm tài chính.

1.3 Định giá sai tài sản

Thực hiện thông qua việc không ghi giảm giá trị hàng tồn kho khi hàng đã hư hỏng, không còn sử dụng được. Không lập đầy đủ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, các khoản đầu tư ngắn, dài hạn. 

Các tài sản thường bị định giá sai như là: 

– Các tài sản mua qua hợp nhất kinh doanh. 

– Tài sản cố định, không vốn hoá đầy đủ các chi phí vô hình, phân loại không đúng tài sản.

Rủi ro Báo cáo Tài chính, doanh nghiệp phải chịu mức xử phạt như thế nào?

2. Mức xử phạt sai phạm trên Báo cáo tài chính

Quy định mức xử phạt rất rõ ràng nếu doanh nghiệp thực hiện không đúng chuẩn mực kế toán, sai số liệu, sai biểu mẫu hay nộp chậm dẫn đến rủi ro Báo cáo tài chính. Mức phạt này được quy định trong Điều 11 và Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm kế toán. 

Điều 11: Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày Báo cáo tài chính

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lập Báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định;

b) Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lập không đầy đủ các Báo cáo tài chính theo quy định;

b) Áp dụng mẫu Báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không lập Báo cáo tài chính theo quy định;

b) Lập Báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán;

c) Lập và trình bày Báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Giả mạo Báo cáo tài chính, khai man số liệu trên Báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo Báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 12: Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai Báo cáo tài chính

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;

b) Công khai Báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công khai Báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;

b) Nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;

c) Nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;

d) Công khai Báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;

đ) Công khai Báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thông tin, số liệu công khai Báo cáo tài chính sai sự thật;

b) Cung cấp, công bố các Báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

3. Quyết toán thuế suôn sẻ với khóa học “Nhận diện rủi ro Báo cáo tài chính” tại VisioEdu

Muốn làm tốt nhiệm vụ, giúp công ty tránh được những rủi ro thì kế toán buộc phải nhanh chóng nắm vững phương pháp chuẩn hóa Báo cáo tài chính. Đây cũng là cơ hội để kế toán khẳng định vai trò, chứng minh năng lực của mình và giành lợi thế để mở rộng con đường thăng tiến trong công việc. 

Chỉ với 6 buổi tại khóa học “Nhận diện rủi ro Báo cáo tài chính” cùng chuyên gia Nguyễn Ngọc Minh, người có hơn 25 năm kinh nghiệm tư vấn và đào tạo Thuế, VisioEdu sẽ giúp kế toán: 

  • Nằm lòng trọn bộ 24 chỉ tiêu đánh giá rủi ro Báo cáo Tài chính của cơ quan thuế chỉ có VisioEdu.
  • Chuẩn hoá công tác lập, vững vàng kỹ năng rà soát Báo cáo Tài chính tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực kế toán và quy định Luật Thuế.
  • Hiểu rõ bản chất, mối quan hệ giữa Báo cáo Tài chính và Tờ khai Quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp để giảm thiểu sai sót.
  • Cách phòng tránh rủi ro khi phải rà soát Báo cáo Tài chính và báo cáo Thuế được chia sẻ từ chuyên gia đầu ngành Thuế – Kế toán – Kiểm toán.
  • Phục vụ tốt cho công tác quản trị, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, mà vẫn đáp ứng được mọi yêu cầu tuân thủ Pháp luật về Thuế. 

Video học thử khóa Nhận diện rủi ro Báo cáo Tài chính tại VisioEdu

Phương pháp đào tạo chuyên nghiệp, nói không với học mẹo, chiêu thức

  • Học bằng cách tương tác, trao đổi với chuyên gia, giảng viên qua những tình huống thực tế khi lập Báo cáo tài chính.
  • 60% đào sâu bản chất vấn đề, phân tích các khía cạnh phức tạp trong tri thức, luật định.
  • 40% thực hành, áp dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn để kế toán, kiểm toán có thể ngay lập tức xử lý công việc.
  • Đào tạo cả Online và Offline, tạo điều kiện tốt nhất cho kế toán, kiểm toán có cơ hội học tập. Đặc biệt, VisioEdu luôn khuyến khích học viên tới lớp học Offline để mang lại hiệu quả cao nhất.
  • Cùng mức phí nhưng thời gian học hỏi gấp 2-3 lần so với các bên khác. Đảm bảo đủ thời gian để bất kỳ kế toán, kiểm toán nào cũng hiểu gốc rễ của mọi vấn đề.

Nội dung khoá học Rủi ro Báo cáo tài chính

Phần 1: Phân tích nguyên nhân gây ra sự khác biệt của Báo cáo tài chính và Quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp. 

Hướng dẫn cách nghiên cứu và phân tích chuyên sâu các chuẩn mực: 

+ Chuẩn mực VAS 17: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
+ Chuẩn mực VAS 14: Doanh thu và thu nhập khác.
+ Chuẩn mực VAS 18: Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng.
+ Chuẩn mực VAS 23: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ Báo cáo tài chính.

Phần 2: Phân tích 24 chỉ tiêu nhận diện rủi ro Báo cáo tài chính về nghĩa vụ thuế Thu nhập doanh nghiệp (Bộ chỉ tiêu đánh giá rủi ro mà cơ quan Thuế đang áp dụng để rà soát Doanh nghiệp).

Phần 3: Phân tích ý nghĩa các chỉ tiêu trên Tờ khai Quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp và cách lập.

Thông tin giảng viên

Khóa học đặc biệt được sự dẫn dắt, giảng dạy bởi thầy Nguyễn Ngọc Minh, Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn Thuế. Thầy Minh còn là giảng viên cao cấp tại Hội Kiểm toán và Kế toán Việt Nam (VAA). Với 25 năm kinh nghiệm, thầy đã tư vấn cho 10.000 học viên và nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau bao gồm cả các Tập đoàn lớn và doanh nghiệp FDI.

Thầy Minh hiện là Tổng giám đốc tại VisioEdu, từng trực tiếp kiểm toán cho rất nhiều doanh nghiệp lớn nên sẽ giúp kế toán vượt qua kỳ quyết toán sắp tới dễ dàng hơn.

Hãy tham gia khóa học “Nhận diện rủi ro Báo cáo tài chính” tại VisioEdu ngay hôm nay để có một mùa Quyết toán thuế suôn sẻ.

>>> Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn TẠI ĐÂY!

Nếu bạn vẫn cần thêm bất cứ thông tin gì, đừng ngần ngại, hãy liên lạc với VisioEdu để được giải đáp và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    lịch thi và danh sách dự thi CPA 2024

    Chính thức công bố lịch thi và danh sách dự thi CPA 2024

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    21 Th11 2024

    Vừa qua, Bộ Tài chính đã chính thức công bố lịch thi và danh sách dự thi kỳ thi CPA…

    Bán cổ phiếu cắt lỗ có phải nộp thuế Thu nhập cá nhân không

    Hỏi đáp: Bán cổ phiếu cắt lỗ có phải nộp thuế Thu nhập cá nhân không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    21 Th11 2024

    VisioEdu nhận được câu hỏi từ kế toán như sau: “Bán cổ phiếu cắt lỗ có phải nộp thuế Thu…

    Hướng dẫn xuất hóa đơn điều chỉnh giảm theo thông tư 78-2

    Hướng dẫn xuất hóa đơn điều chỉnh giảm theo Thông tư 78

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    21 Th11 2024

    Hóa đơn điều chỉnh giảm đóng vai trò quan trọng, giúp kế toán khắc phục những sai sót trong quá…

    Giám đốc mua đồ dùng giá trị lớn được ghi nhận là TSCĐ

    Giám đốc mua ví da, nước hoa có giá trị trên 30 triệu đồng có được ghi vào Tài sản cố định và tính vào chi phí được trừ không

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    20 Th11 2024

    VisioEdu có nhận được câu hỏi khá hay của kế toán về chi phí được trừ như sau: “Giám đốc…

    Bài cùng tác giả
    Hướng dẫn lập Báo cáo Tài chính

    Hướng dẫn lập Báo cáo Tài chính chi tiết nhất và chính xác nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    19 Th11 2023

    Báo cáo tài chính là một trong những nghiệp vụ quen thuộc của mỗi kế toán. Tuy nhiên công việc…

    Học chứng chỉ CPA Việt Nam 2023 hiệu quả

    Học chứng chỉ CPA Việt Nam 2023 hiệu quả

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    08 Th4 2023

    Sở hữu chứng chỉ CPA để âng cao kiến thức về kế toán, kiểm toán và bứt phá sự nghiệp là…

    Có bị thanh tra thuế khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không

    Có bị thanh tra thuế khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    06 Th10 2024

    Thanh tra thuế là một công cụ quan trọng để Cơ quan thuế thực hiện các mục tiêu quản lý…

    Cách tính thuế TNDN

    Cách tính Thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    26 Th4 2024

    Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN) đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành ngân sách và…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành