Chứng chỉ CPA không chỉ là bằng cấp uy tín mà còn là bệ phóng giúp kế toán thăng tiến trong sự nghiệp. Để đạt được tấm chứng chỉ này, bạn cần vượt qua 7 môn thi, trong đó môn Tài chính và Quản lý tài chính nâng cao được đánh giá là môn học khó nhằn nhất với kế toán. Và trong bài viết dưới đây, VisioEdu sẽ điểm qua những kiến thức, cấu trúc môn Tài chính và Quản lý tài chính nâng cao trong kỳ thi CPA.
1. Những kiến thức cần học ôn thi CPA môn Tài chính và Quản lý tài chính nâng cao
Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, đây là một trong những kỹ năng cần thiết đối với kế toán, kiểm toán viên. Đối với kỳ thi CPA, môn Tài chính là môn có cấu trúc đề thi cũng như nội dung yêu cầu sự tính toán logic và cẩn thận cao. Dưới đây là các kiến thức môn Tài chính cần nắm chắc để ôn thi CPA hiệu quả.
1.1 Các vấn đề cơ bản trong tài chính
– Chức năng của quản lý tài chính trong doanh nghiệp, Giá trị thời gian của tiền tệ, Định giá trái phiếu và cổ phiếu, Thị trường tài chính, Tính toán và phân tích các chỉ số tài chính.
– Nguồn tài trợ của doanh nghiệp.
– Nguồn tài trợ dài hạn; Nguồn tài trợ ngắn hạn; Hệ thống đòn bẩy và cơ cấu vốn; Chi phí sử dụng vốn; Cơ cấu nguồn vốn.
1.2 Quản lý tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn
– Tài sản cố định, tài sản dài hạn;
– Tài sản lưu động, tài sản ngắn hạn.
1.3 Đánh giá dự án đầu tư và quyết định đầu tư vốn của doanh nghiệp
– Quyết định đầu tư và quy trình đánh giá dự án đầu tư;
– Phương pháp chiết khấu dòng tiền;
– Các phương pháp khác.
1.4 Định giá doanh nghiệp
– Bản chất và mục tiêu của việc định giá doanh nghiệp;
– Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp.
1.5 Quản lý Tài chính Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và đổi mới doanh nghiệp nhà nước
– Quản lý tài chính Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác;
– Xử lý tài chính đối với hoạt động mua bán, bàn giao, tiếp nhận xử lý nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp;
– Xử lý tài chính khi thành lập mới, tổ chức lại và giải thể Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
2. Cấu trúc đề thi môn Tài chính và Quản lý tài chính nâng cao
Đầu tiên là về chuyên đề ôn thi CPA môn Tài chính, Bộ Tài chính đã cung cấp cho kế toán, kiểm toán 12 chuyên đề bao gồm:
Chuyên đề 1+2:
- Vai trò và mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp;
- Giá trị thời gian của tiền tệ.
Chuyên đề 3+4:
- Rủi ro và tỷ suất sinh lời;
- Định giá trái phiếu và cổ phiếu.
Chuyên đề 5+6:
- Dự báo nhu cầu tài chính doanh nghiệp;
- Quyết định đầu tư vốn của doanh nghiệp.
Chuyên đề 7+8:
- Nguồn vốn của doanh nghiệp;
- Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Chuyên đề 9+10:
- Hệ thống đòn bẩy trong doanh nghiệp;
- Quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Chuyên đề 11+12:
- Phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp;
- Định giá giá trị doanh nghiệp.
3. 4 Nhóm bài tập thường xuất hiện trong đề thi CPA môn Tài chính và Quản lý tài chính nâng cao
Trong một vài năm gần đây, các kỳ thi CPA với các câu hỏi liên quan đến môn Tài chính và Quản lý tài chính nâng cao đã mở rộng rất nhiều. Như vậy, trong 12 chuyên đề mà Bộ Tài chính đưa ra thì nội dung bài tập sẽ tập trung trong 9 dạng mà VisioEdu chia theo 4 nhóm dưới đây:
Nhóm 1:
- Định giá giá trị doanh nghiệp;
- Các loại dòng tiền và dự báo nhu cầu tài chính.
Nhóm 2:
- Đánh giá việc sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp;
- Quyết định phân phối lợi nhuận và chính sách cổ tức.
Nhóm 3:
- Rủi ro và tỷ suất sinh lời;
- Giá trị theo thời gian của tiền.
Nhóm 4: Đánh giá cơ cấu nguồn vốn và hệ thông đòn bẩy trong doanh nghiệp.
Một lưu ý quan trọng là đề thi môn Tài chính ra rất linh hoạt không cố định một chủ đề nhất định, kế toán cần phải chuẩn bị thật kỹ, nắm chắc các kiến thức cốt lỗi để có thể làm chủ được mọi dạng bài, tự tin cầm chắc tấm chứng chỉ CPA.
Chương trình ôn thi CPA môn Tài chính và Quản lý tài chính nâng cao tại VisioEdu
Đến với VisioEdu, việc học môn Tài chính của bạn được cải thiện vượt bậc, cầm chắc 80% cơ hội đỗ chứng chỉ CPA.
-
- Trực tiếp đồng hành “truyền lửa” cùng hai chuyên gia giàu kinh nghiệm trong nghề là Thạc sĩ Ngô Ánh Nguyệt chuyên viên đào tạo tại trường Bồi dưỡng Cán bộ Ngân hàng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Tiến sĩ chuyên ngành kinh tế Diêm Thị Thanh Hải.
- Vận dụng lý thuyết về tài chính nói chung và quản trị tài chính trong doanh nghiệp nói riêng để giải quyết các bài tập thực tế.
- Phân tích được sức khỏe tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các đánh giá từ đó đề xuất các phương án đầu tư, phẩn bổ vốn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu đã đề ra của mình.
- Xây dựng được các kế hoạch tài chính trong ngắn hạn, dài hạn đóng góp ý kiến xây dựng chiến lược tài chính dài hạn của doanh nghiệp.
Trên đây, VisioEdu đã chia sẻ cho các bạn về nội dung kiến thức, cấu trúc đề thi môn Tài chính và Quản lý tài chính nâng cao trong kỳ thi CPA. Hy vọng những thông tin từ VisioEdu sẽ giúp kế toán, kiểm toán có sự chuẩn bị tốt nhất để tự tin chạm tay đến chứng chỉ CPA danh giá.
Đăng ký tham gia ngay khóa học ôn thi CPA tại VisioEdu để sở hữu lộ trình học thông minh từ chuyên gia, rút ngắn thời gian về đích cùng ưu đãi lên đến 20%:
Đăng ký khóa học ôn thi chứng chỉ CPA ngay tại đây: https://bit.ly/VisioEdu_DangkyOnthiCPA