Từ ngày 1/7/2022, theo quy định Luật Quản lý thuế 2019 và Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được VisioEdu phân tích trong bài viết dưới đây.
1. Hóa đơn điện tử là gì?
Theo Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, hóa đơn là chứng từ kế toán do cá nhân, tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của Luật kế toán.
Trong đó, hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do cá nhân, tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
2. Các loại hóa đơn điện tử
Căn cứ Điều 5 Nghị định 119/2018, hiện nay hóa đơn điện tử bao gồm các loại được VisioEdu nêu dưới đây:
– Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT)
Áp dụng với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ; gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế.
– Hóa đơn bán hàng
Áp dụng với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp; gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối với cơ quan thuế.
– Các loại hóa đơn khác
Gồm Vé điện tử, thẻ điện tử, tem điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử.
3. Trường hợp không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử
Từ ngày 01/7/2022, theo quy định Luật Quản lý thuế 2019 và Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử nếu đáp ứng đủ điều kiện.
Theo đó, doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh khác không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 1/7/2022 nếu đáp ứng đủ hai điều kiện VisioEdu nêu dưới đây:
(1) Thành lập trong thời gian từ ngày 17/9/2021 đến hết ngày 30/6/2022.
(2) Chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin để sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định.
Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in,… thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
Cơ quan thuế tiếp nhận dữ liệu hóa đơn của các cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn.
Hy vọng những thông tin mà VisioEdu chia sẻ ở trên sẽ giúp kế toán nắm rõ về các điều kiện để áp dụng cho đối tượng không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử.
Tham gia khóa học “Đại lý Thuế” tại VisioEdu để tự tin bứt phá sự nghiệp trong kỳ Quyết toán thuế hàng năm cũng như sở hữu ngay tấm chứng chỉ Đại lý Thuế trong tay. VisioEdu cam kết sau khóa học bạn hoàn toàn có thể:
– Phương pháp đọc hiểu, tư duy phân tích các Văn bản quy phạm pháp luật. Sẵn sàng làm chủ mọi sắc Thuế (Giá trị gia tăng, Thu nhập doanh nghiệp, Thu nhập cá nhân…).
– Hiểu rõ bản chất các quy định mới về Thuế từ Luật Quản lý Thuế 38, Thông tư 80, 78, Nghị định 15…
– Luyện giải các bài tập sát với đề thi của Tổng cục Thuế.
– Kỹ năng làm bài thi Đại lý Thuế đạt kết quả cao nhất, kỹ năng tư vấn Thuế chuyên sâu cho tất cả các loại hình doanh nghiệp…
>>> Tìm hiểu thêm thông tin về khóa học tại đây: