5 tình huống hay gặp phải nhất về Giao dịch liên kết – Chuyển giá trong doanh nghiệp được chuyên gia VisioEdu giải đáp
Rất nhiều câu hỏi của anh chị học viên trong khóa “Giao dịch liên kết – Chuyển giá” đã được Chuyên gia Trần Thế Thụ tại VisioEdu giải đáp tường tận theo cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Dưới đây là phần tổng hợp 5 câu hỏi quan trọng nhất và giải đáp của Chuyên gia trong khóa học.
Tình huống 1: Công ty A và công ty B có quan hệ liên kết, trong đó, công ty A đang có tiền nhàn rỗi gửi Ngân hàng thương mại để lấy lãi hàng tháng. Nếu công ty A có phát sinh giao dịch vay, mượn tiền dùng cho hoạt động của công ty B thì nên tính lãi suất cho vay, mượn như thế nào để tránh rủi ro về thuế?
Chuyên gia VisioEdu giải đáp:
Để tránh rủi ro về thuế sẽ có 2 trường hợp cần lưu ý như sau:
Trường hợp 1: Nếu công ty áp dụng lãi suất tương đương với lãi suất của Ngân hàng thương mại thì chi phí lãi vay bị khống chế 30% lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITDA). Nhưng trước tiên cần xác định xem EBITDA của công ty là bao nhiêu, từ đó cân đối lãi suất trong hợp đồng cho vay.
Trường hợp 2: Nếu áp dụng lãi suất 0% hoặc thấp hơn 1% – 2% thì Cơ quan Thuế sẽ có thể áp lãi suất bình quân của Ngân hàng Nhà nước công bố để tính thu nhập chịu thuế đối với bên cho vay, còn bên đi vay thì không được hạch toán chi phí lãi vay.
Tình huống 2: Công ty A ở nước ngoài là công ty mẹ của công ty B ở Việt Nam. Khi công ty A muốn cung cấp dịch vụ cho khách hàng là công ty C ở Việt Nam thì có được ủy quyền giao dịch cho công ty B được không?
Chuyên gia VisioEdu giải đáp:
Công ty A và công ty B là hai pháp nhân độc lập nên không thể ủy quyền được. Việc này phải thông qua hình thức ký hợp đồng qua lại giữa các bên. Nghĩa là công ty A phải ký hợp đồng dịch vụ với công ty B, sau đó công ty B mới được bán lại dịch vụ cho công ty C.
Tình huống 3: Doanh nghiệp thiếu vốn lưu động nên đi vay của cá nhân (là người có quan hệ gia đình với cổ đông) thì có bị coi là có Giao dịch liên kết không?
Chuyên gia VisioEdu giải đáp:
Trường hợp công ty mượn tiền của một cá nhân mà cá nhân đó có quan hệ gia đình với cổ đông (là người điều hành, kiểm soát doanh nghiệp) với số tiền lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu thì được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch vay mượn tiền giữa công ty với cá nhân có quan hệ gia đình với cổ đông sẽ được xem là Giao dịch liên kết.
Tình huống 4: Giám đốc công ty cho mượn sổ tiết kiệm hoặc giấy tờ nhà để ký quỹ tại ngân hàng có gọi là Giao dịch liên kết không?
Chuyên gia VisioEdu giải đáp:
Việc sử dụng tài sản nói chung của Giám đốc làm tài sản để ký quỹ bảo lãnh khoản vay tại ngân hàng thì xét:
– Nếu Giám đốc là người không góp vốn hoặc khoản vay dưới 10% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thì không phải bên liên kết.
– Nếu Giám đốc là người góp vốn chiếm tỷ lệ tối thiểu 25% và khoản vay phát sinh ít nhất là 10% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, thì được coi là Giao dịch liên kết.
Tình huống 5: Năm 2020, doanh nghiệp có doanh thu trên 300 tỷ đồng và có phát sinh Giao dịch liên kết, thì có được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Chuyên gia VisioEdu giải đáp:
Theo quy định tại Nghị quyết số 116/2020/QH14 và Nghị định số 114/2020/NĐ-CP, tổ chức có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng sẽ được giảm 30% số thuế thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020. Vì vậy, trong trường hợp trên doanh nghiệp không thuộc đối tượng được giảm thuế thuế thu nhập doanh nghiệp.
VisioEdu hy vọng những giải đáp trên sẽ giúp các bạn có thêm tri thức để vững vàng hơn trong quá trình làm nghề.
- Nếu bạn mong muốn trở thành kế toán tinh thông Giao dịch liên kết – Chuyển giá để giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro trong tương lai. Hãy đến với khóa học “Giao dịch liên kết, Chuyển giá” của VisioEdu.
📌 Click để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học TẠI ĐÂY
- Chỉ với 06 buổi đồng hành cùng VisioEdu trong khóa “Giao dịch liên kết, Chuyển giá”, kế toán chắc chắn tự tin xử lý mọi vấn đề và giúp doanh nghiệp tiết kiệm tiền tỷ, tránh được những sai sót pháp lý. Bởi vì bạn sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm hữu ích nhất để:
- Giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro khi có thanh tra, kiểm tra giao dịch liên kết;
- Dễ dàng, nhanh chóng hơn trong quá trình kê khai và lập hồ sơ các giao dịch liên kết;
- Tự tin giải trình các số liệu trước cơ quan Thuế;
- Giúp doanh nghiệp biết và tận dụng tối đa những ưu đãi theo quy định;
- Có thêm cơ hội phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp với sự công nhận của đồng nghiệp và lãnh đạo.
👨 Đặc biệt, khóa học được dẫn dắt bởi Chuyên gia Trần Thế Thụ, người có 15 năm kinh nghiệm trực tiếp quản lý dịch vụ Thuế về giá Giao dịch liên kết. Từng đảm nhiệm vai trò Trưởng nhóm Kiểm toán cho Top 6 công ty Kiểm toán lớn nhất Việt Nam (Công ty Kiểm toán Grant Thornton).