Hợp đồng xây dựng là văn bản pháp lý quan trọng phát sinh thường xuyên tại các doanh nghiệp xây dựng. Hầu hết, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì kế toán chính là người trực tiếp soạn thảo hợp đồng này.
Nếu một công trình được bên chủ nhà hoặc bên thi công bàn giao cho bên nhận thầu thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động sửa chữa và xây dựng thì 2 bên chắc chắn sẽ phải ký kết hợp đồng xây dựng để thỏa thuận các điều khoản, cam kết, nhằm có cơ sở nghiệm thu công trình sau khi hoàn thiện. Vì vậy, hôm nay VisioEdu sẽ gợi ý cho bạn 9 mẫu hợp đồng xây dựng thông dụng nhất hiện nay.
1. Hợp đồng xây dựng là gì?
Trước khi tìm hiểu về 9 mẫu hợp đồng xây dựng thông dụng nhất hiện nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm của hợp đồng xây dựng.
Theo Điều 138 Luật Xây dựng 2014 quy định:
“1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm:
- a) Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
- b) Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
- c) Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng
- d) Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
2. Những nội dung có trong hợp đồng xây dựng
Hiện nay, có 9 mẫu hợp đồng xây dựng thông dụng. Dù là mẫu hợp đồng xây dựng nào cũng đều bao gồm các dụng dung sau:
– Căn cứ áp dụng;
– Nội dung và khối lượng công việc
– Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
– Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng
– Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
– Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
– Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
– Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
– Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
– Sự kiện bất khả kháng;
– Thanh lý hợp đồng xây dựng…
3. 9 Mẫu hợp đồng xây dựng thông dụng nhất hiện nay
3.1. Mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở
Hiện nay, trong luật xây dựng và các luật có liên quan không quy định cụ thể về mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở. Nhưng để doanh nghiệp xây dựng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì rất cần bản hợp đồng xây dựng chuẩn chỉ. Kế toán xây dựng hoàn toàn có thể tham khảo mẫu hợp đồng này: TẠI ĐÂY.
3.2. Hợp đồng xây dựng sửa chữa nhà ở
Sửa chữa nhà ở phát sinh rất nhiều trong cuộc sống, nhưng ít có doanh nghiệp xây dựng chú trọng đến bản hợp đồng loại này. Bởi giá trị hợp đồng không cao như các loại hợp đồng xây dựng khác. Tuy nhiên, để thể hiện tính chuyên nghiệp và đảm bảo đúng pháp lý, bảo vệ hợp pháp quyền và lợi ích của doanh nghiệp thì kế toán xây dựng cũng cần nắm rõ các nội dung có trong bản hợp đồng này.
Tải mẫu hợp đồng này: TẠI ĐÂY
3.3. Mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở gia đình
Xây dựng nhà ở gia đình là nhu cầu thiết yếu và phát sinh rất nhiều trong cuộc sống. Vì thế, đây gần như là hợp đồng thông dụng mà mọi kế toán xây dựng cần nắm được.
Để tham khảo mẫu hợp đồng này hay còn gọi là mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở gia đình hãy click vào: TẠI ĐÂY
3.4. Mẫu hợp đồng xây dựng nhà cấp 4
Hiện tại, theo quy định của pháp luật thì không có mẫu hợp đồng về xây dựng nhà cấp 4 cụ thể, việc xây dựng các điều khoản như thế nào sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.
Bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng xây dựng nhà cấp 4: TẠI ĐÂY
3.5. Mẫu hợp đồng xây dựng phần thô
Hiện nay, ngoài các dịch vụ xây dựng trọn gói thì các công ty xây dựng còn cung cấp dịch vụ xây dựng phần thôi, hoàn thiện hay một phần trong công trình. Bạn đọc tham khảo mẫu hợp đồng xây dựng phần thô: TẠI ĐÂY
3.6. Mẫu hợp đồng xây dựng công trình
Mẫu hợp đồng thầu xây dựng cũng có nội dung gần tương tự như mẫu hợp đồng trên nhà ở. Nội dung hợp đồng phải nêu rõ thông tin các bên, đơn giá, thời gian thi công – hoàn thành, nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi bên. Để biết thêm chi tiết nội dung hợp đồng bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng xây dựng công trình TẠI ĐÂY
3.7. Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng
Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn chuyển mình, ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ, kéo theo đó là sự xuất hiện của rất nhiều nhà xưởng sản xuất. Nhu cầu xây dựng nhà xưởng ngày một lớn và để đảm bảo quá trình xây dựng nhà xưởng diễn ra thuận lợi thì rất cần có một hợp đồng xây dựng nhà xưởng.
Mẫu hợp đồng này là một tài liệu pháp lý được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu, nhằm thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng nhà xưởng.
Dưới đây là mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng mà bạn đọc có thể tham khảo:
3.8. Mẫu hợp đồng xây dựng tường rào
Để tránh xảy ra tranh chấp giữa hai bất động sản liền kề thì việc tạo lập ranh giới phân chia là điều cần thiết. Ranh giới đó theo ngôn ngữ thông dụng được gọi là tường rào.
Dưới đây là mẫu hợp đồng mới nhất mà các bạn đọc có thể tham khảo:
3.9. Mẫu hợp đồng xây dựng trọn gói
Mẫu hợp đồng xây dựng trọn gói thực chất cũng là mẫu hợp đồng thông thường cùng những thoả thuận mang tính chất đầy đủ hơn.
Bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng này: TẠI ĐÂY
>>> Xem thêm: Những rủi ro pháp lý trong hợp đồng thương mại
4. Cách viết mẫu hợp đồng xây dựng
Để tiến hành soạn thảo hợp đồng xây dựng hai bên giao kết hợp đồng phải tiến hành cung cấp các thông tin về họ và tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số điện thoại … để tiến hành xác minh thông tin của hai bên.
Nội dung hợp đồng xây dựng: Nắm chắc nội dung hợp đồng, xem đó là hợp đồng xây dựng trọn gói hay hợp đồng thi công, hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình, hợp đồng trọn gói xây dựng công trình…
Sau đó phải biết xác định nội dung của hợp đồng và các điều khoản liên quan.
Về phần nghiệm thu:
Để việc nghiệm thu diễn ra một cách tốt nhất mà không xảy ra tranh chấp. Chúng ta cần để ý chất lượng, tiêu chuẩn công trình. Thành phần tham gia nghiệm thu cần ký kết xác nhận và đồng ý xác nhận nghiệm thu là không được thay đổi nữa.
Thời gian hoàn thành:
Thời gian hoàn thành đúng chỉ tiêu ghi trong hợp đồng xây dựng, nếu thời hạn hoàn thành vượt quá mức cho phép, chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng cần tiến hành giải quyết nhanh gọn. Tránh hoàn toàn việc tranh chấp, khắc phục và sửa chữa. Nếu không được, chủ thầu xây dựng phải chịu trách nhiệm hoặc bồi thường.
Thanh toán: Đảm bảo thanh toán đúng thời hạn.
Chấm dứt hợp đồng: Dành cho trường hợp bất khả kháng, chủ đầu tư và nhà thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại theo quy định.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: 9 mẫu hợp đồng xây dựng thông dụng nhất. Để tự tin cân tất mọi loại hợp đồng, bạn hãy tham khảo ngay khóa học: Pháp luật về hợp đồng tại VisioEdu.
Đăng ký ngay để nhận ưu đãi 20% tại đây: https://forms.gle/m3KGPR2PiA9kbWUL7
Hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline 0973.551.661 – 0394.551.661 để được tư vấn miễn phí về khóa học.