Kế toán thuế chí là sợi dây liên kết giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, vì vậy công việc này yêu cầu sự hiểu biết sâu rộng về Luật Thuế, xử lý số liệu chính xác, đảm bảo đúng pháp lý và tối ưu về Thuế cho doanh nghiệp. Và đặc biệt, để trở thành một kế toán thuế giỏi, cần quan tâm đến những lưu ý VisioEdu sắp chia sẻ dưới đây.
1. Kế toán thuế là gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 111/2021/TT-BTC, kế toán thuế là việc cơ quan thuế các cấp thực hiện thu thập, ghi chép, phản ánh toàn bộ số phát sinh về tiền thuế do cơ quan thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ trong quá trình thực hiện hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế.
Như vậy, có thể hiểu Kế toán thuế là kế toán có trách nhiệm phụ trách về việc tính toán, khai báo thuế trong doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ đối với Nhà nước, giúp Nhà nước có thể quản lý được nền kinh tế dễ dàng và hiệu quả hơn.
2. Những lưu ý khi làm kế toán thuế
2.1 Cập nhật luật thuế thường xuyên
Một trong những lưu ý khi làm kế toán Thuế cần nắm rõ là nắm chắc các Thông tư, Nghị định hiện hành áp dụng cho từng loại thuế của doanh nghiệp mình. Ngoài ra kế toán cũng cần cập nhật thường xuyên các quy định, hướng dẫn mới trong luật thuế của nhà nước. Có như vậy, quá trình kê khai thuế mới đảm bảo tính chính xác. Nếu không cập nhật thuế thường xuyên, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro bị truy thu, phạt hoặc gặp khó khăn trong việc duy trì tính chính xác của quá trình kế toán thuế.
2.1 Lưu ý khi làm kế toán thuế đối với công việc hàng ngày
Công việc hàng ngày của kế toán thuế cần sắp xếp hoá đơn đầu vào và đầu ra theo trình tự ngày tháng, sử dụng giấy ghi chú lại hoá đơn đầu vào tháng…năm…; hoá đơn đầu ra tháng…năm…
Nếu bạn làm cùng lúc nhiều công ty thì bạn cần sắp xếp hoá đơn đầu vào tháng…năm…công ty…; hoá đơn đầu ra tháng…năm…công ty…
2.3 Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, hóa đơn
Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, hóa đơn thuế là một trong những lưu ý khi làm kế toán thuế rất quan trọng, nhất là các chứng từ đầu vào (ví dụ, cần thường xuyên đặt các câu hỏi: DN cung cấp hóa đơn còn hoạt động hay không? Hóa đơn trên 20 triệu có thực hiện bằng chuyển khoản hay không? Xuất hóa đơn khi nào và các thông tin trên hóa đơn như địa chỉ, mã số thuế đã đúng chưa…).
2.4 Xem xét các khoản giảm trừ thuế
Kế toán thuế phải hiểu rõ và tận dụng các khoản giảm trừ, miễn thuế và các chính sách có liên quan khác để giảm thiểu mức thuế phải trả hợp pháp. Đây là một trong những yêu cầu của hầu hết của các chủ doanh nghiệp đối với bộ phận kế toán để tối ưu nguồn tài chính doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Các công việc của kế toán thuế là gì?
2.5 Các lưu ý khi hạch toán và kê khai thuế
– Thống nhất thông tin trong doanh nghiệp: Kế toán thuế không làm việc độc lập và riêng rẽ. Kế toán thuế phải kết hợp với các phòng ban khác để đồng bộ thông tin và xử lý các dữ liệu tài chính
– Tính đúng, tính đủ các loại thuế phát sinh trong doanh nghiệp, làm tốt công tác kê khai thuế đầu ra.
– Kê khai, nộp thuế đúng thời hạn quy định của Tổng cục thuế. Thường xuyên cập nhật phần mềm Hỗ trợ kê khai và thực hiện kê khai thành thạo các biểu mẫu quy định.
– Thường xuyên (ít nhất là hàng tháng) kiểm tra việc hạch toán giữa Sổ chi tiết và Sổ cái, giữa Bảng kê chi tiết và Tờ khai tổng hợp, giữa Tờ khai và số dư các tài khoản thuế. (Ví dụ: Tổng phát sinh thuế GTGT đầu vào trên tờ khai phải khớp đúng với Tổng phát sinh có của các tài khoản như 1111, 1121, 3311, 3312…)
– Kiểm tra tỷ lệ thuế GTGT đầu ra so với doanh số đầu ra. Tùy theo từng loại hàng hóa dịch vụ, căn cứ vào doanh số bán hàng để kiểm tra số thuế GTGT của hàng hóa bán ra. (Ví dụ Tổng số thuế GTGT của hàng hóa chịu thuế suất 10% trên bảng kê chi tiết sẽ bằng phát sinh có trên tài khoản 511 của loại hàng hóa đó nhân 10%)
2.6 Lưu trữ hóa đơn chứng từ tốt
Cần lưu trữ hóa đơn, chứng từ, giấy nộp tiền… các loại một cách khoa học, vừa tránh mất mát vừa tạo điều kiện trình cơ quan thuế khi cần. Việc lưu trữ hóa đơn, đóng sổ gọn gàng, có bảng kê với từng cuốn, có phân loại (có thể phân loại theo thời gian, theo loại hóa đơn chứng từ, cũng có thể dùng các chỉ thị mầu khác nhau để phân biệt bằng mắt thường các tập hóa đơn….) vừa tạo điều kiện dễ dàng cho khâu kiểm tra, tìm kiếm, vừa tạo thiện cảm khi cơ quan thuế đến kiểm tra và làm việc với đơn vị.
2.7 Bảo mật thông tin
Dữ liệu thuế của doanh nghiệp là thông tin quan trọng cần được bảo mật. Điều này giúp doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro về lợi dụng thông tin hoặc gian lận thuế. Do đó, kế toán thuế phải thắt chặt bảo mật thông tin dữ liệu.
2.8 Cách ứng xử và làm việc với cán bộ thuế
Cán bộ thường kỹ tính khi kiểm tra nên kế toán cần phải phải giữ liên lạc và cư xử chuẩn mực khi làm việc với với cán bộ thuế, cơ quan thuế để cập nhật những thông tin, quy định mới nhất và hỏi đáp những vấn đề phát sinh khác thường khi cần.
Trên đây là những lưu ý khi làm kế toán thuế mà tất cả những kế toán đang làm về thuế tại các doanh nghiệp cần nắm vững để trở thành kế toán thuế chuyên nghiệp và có cơ hội vươn tầm sự nghiệp và tài chính trong tương lai gần.
Ngoài ra, kế toán cũng cần thường xuyên và liên tục trau dồi những kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực kế toán thuế tại Khóa học Ôn thi Đại lý Thuế để sớm sở hữu chứng chri Đại lý Thuế danh giá, cũng như sở hữu những kiến thức chuyên sâu về các chuyên đề Thuế. Với chuyên gia giảng dạy là Tiến sĩ Kinh tế giàu kinh nghiệm Nguyễn Ngọc Minh và đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, VisioEdu đang là địa chỉ tin cậy cho những người đang tìm kiếm sự nâng cao kỹ năng và tay nghề của mình trong ngành kế toán thuế.
>>> Tìm hiểu khóa Ôn thi Đại lý Thuế hiệu quả tại đây: https://forms.gle/qU5vm7u79VTweEhB7
Hoặc liên hệ với hotline – Zalo: 0973551661 – 0394551661 để được tư vấn trực tiếp.